MÙA XUÂN ĐẾN TRUNG QUỐC NGẮM HOA Ở ĐÂU?

Quý vị đang có dự định du lịch Trung Quốc mùa xuân này, nhưng vẫn phân vân chưa biết nên đi đâu? Dưới đây là những điểm ngắm hoa và nghỉ dưỡng vô cùng lý tưởng cho quý khách và gia trong kỳ nghỉ xuân Mậu Tuất 2018.

MÙA HOA ANH ĐÀO Ở VŨ HÁN

Hàng năm, cứ đến độ tháng 3 thì thành phố Vũ Hán lại ngập tràn trong sắc hoa anh đào nở rộ, khiến cho những bước chân du khách lại rộn ràng về đây. Vườn hoa anh đào Vũ Hán khá rộng lớn với hơn 6.000 gốc và hơn 300 chủng loại khác nhau cùng nở rộ khoe sắc rực rỡ trong tiết trời mùa xuân nên thơ tạo nên vẻ cuốn hút lạ thường. Nếu thường ngày, Vũ Hán với bộ áo hiện đại của một thành phố công nghiệp nhưng mỗi khi mùa xuân gõ cửa thì cả thành phố được thay bởi màu áo nên thơ, kì diệu.

NHỮNG ĐIỂM NGẮM HOA ĐÀO LÝ TƯỞNG NHẤT TRUNG QUỐC

Du lịch Bắc Kinh vào mùa xuân, các loài hoa đua nhau nở rộ. Đặc biệt trong số đó là hoa đào - loài hoa biểu tượng của mùa xuân. Đào hồng, đào tím, đào trắng đua nhau khoe sắc khắp nở rộ ở Bắc Kinh và nhiều khu du lịch nổi tiếng khiến bước chân du khách như níu, lại vì vẻ đẹp đến nao lòng.

Hoa-dao-xuan-Trung-Quoc

QUAN NIỆM PHONG THỦY KHI XÂY CAO ỐC Ở HONG KONG

Du lịch Hong Kong (Trung Quốc) là một trong những đô thị sầm uất nhất ở châu Á. Tất nhiên, nơi đây không thể thiếu các tòa cao ốc chọc trời nằm san sát nhau. Đã bao giờ quý vị thắc mắc tại sao những tòa nhà tại đây đều có một lỗ hổng lớn? Bí ẩn đằng sau đó là gì?

Ky-la-cach-xay-cao-oc-o-Hong-Kong-1

KỲ LẠ ĐẤT NƯỚC CÓ ĐẾN BỐN THỦ ĐÔ

Du lịch Nam Phiquốc gia duy nhất trên thế giới có ba thủ đô chính thức, một thủ đô do người dân ngầm định. Đây cũng là đất nước có đến 11 tên gọi khác nhau. Dưới đây là những thông tin và kỷ lục khá lý thú và bổ ích về đất nước Nam Phi.

CÔNG VIÊN ĐỘ CAO WANSHENG ORDOVICIAN Ở TRUNG QUỐC

Công viên giải trí độ cao Wansheng Ordovician trên núi Wansheng các thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc khoảng 110 km. Công viên khai trương vào tháng 4/2017 và đã thu hút được hàng vạn du khách tới thăm. Nơi đây nổi bật với "hành lang trên không" - đường đi bộ hình chữ A đua ra từ núi đến 80m, giống Grand Canyon Skywalk (đường đi bộ bằng kính) ở Mỹ.

Cong-vien-do-cao-Wansheng-Ordovician-Trung-Quoc

ĐƯA BA HANG ĐỘNG Ở PHONG NHA VÀO KHAI THÁC

Ngày 23 tháng 11 năm 2017, tỉnh Quảng Bình đã đồng ý cho Công ty TNHH Jungle Boss thực hiện khai thác thử nghiệm tuyến du lịch khám phá ba hang động là hang Đại Ả, hang Over và hang Pygmy từ 1/12/2017 đến 1/5/2018.

Dua-ba-hang-dong-o-Phong-Nha-Quang-Binh-vao-khai-thac-1

MÙA ĐÔNG ĐẸP NHƯ TRUYỆN CỔ TÍCH Ở THIÊN MÔN SƠN

Thiên Môn Sơn nằm trong khu du lịch huyện Trương Gia Giới nổi tiếng của Trung Quốc. Đỉnh núi Thiên Môn không chỉ nổi tiếng bởi chiều cao và cảnh đẹp, mà còn bởi con đường lên núi dài ngoằn nghèo với những khúc cua gấp tay áo làm sởn da ga cả những người kiên gan nhất.

PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN CÀNG QUYẾN RŨ KHI VÀO ĐÔNG

Phượng Hoàng cổ trấn đã được xây dựng từ cách đây hàng nghìn năm, bên bờ dòng Đà Giang thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Dù đã cả nghìn năm tuổi, nhưng đến nay trấn cổ vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp kiến trúc, văn hóa và nhịp sống xưa.

KỲ LẠ NGÔI ĐỀN CỨ 20 NĂM LẠI XÂY LẠI MỘT LẦN Ở NHẬT BẢN

Du lịch Nhật Bản: se Grand Shrine - hay còn gọi là Ise Jingu - là tên gọi chung cho khu đền đạo Shinto linh thiêng nhất ở Nhật Bản. Ở thành phố Ise, tỉnh Mie, quần thể Ise Jingu gồm hơn 100 ngôi đền lớn nhỏ trải khắp một khu vực rộng lớn. Tuy nhiên hai trong số đó được xem là quan trọng nhất gồm đền Naiku (điện trong) thờ thần Amaterasu Omikami và Geku (điện ngoài) thờ thần Toyouke no Omikami.


Có ghi chép rằng Naiku xây từ thế kỷ thứ 3 và được tôn sùng nhiều hơn so với đền Geki bởi người ta quan niệm đây là nơi gương thần được trao cho hoàng đế. Điều thú vị về khu đền này là cứ 20 năm thì Naiku, Geku và cây cầu Uji lại được xây lại. Đây là truyền thống được gìn giữ suốt 1.300 năm qua, như một phần trong niềm tin của đạo Shinto về cái chết, sự hồi sinh của tự nhiên và sự vô thường của vạn vật. Đó cũng là một cách để truyền lại những kỹ thuật xây dựng đền qua các thế hệ.

Việc xây dựng đền được diễn ra tại một khu đất kế bên đền cũ và mỗi lần xây lại thay phiên giữa hai địa điểm. Đền cũ ban đầu sẽ được dỡ phần che bên ngoài và đền mới được xây lên ở khu đất cạnh đó để có thể chính xác các chi tiết, đảm bảo đền luôn mới mà vẫn như nguyên bản. Mới đây nhất là lần thứ 62 đền được xây lại vào năm 2013. Lần tới đền sẽ được xây lại vào năm 2033. Mỗi lần xây xong, đền tổ chức nhiều lễ hội đánh dấu mốc thời gian quan trọng.


Trong số đó, lễ hội Okihiki được tổ chức trước năm xây lại đền khoảng chục năm, vào hai mùa xuân liên tiếp. Ví như năm 2013 xây đền thì Okihiki được làm vào mùa xuân 2005, 2006. Người dân từ khắp các tỉnh thành lân cận sẽ tới đem những khúc gỗ lớn qua các phố của thành phố Ise. Những khúc gỗ này lấy từ cây bách Nhật Bản từ một khu rừng thiêng nằm bao quanh hai đền. Chúng sẽ được dùng để xây đền mới thay thế. Khoảng 10.000 cây bách sẽ được chặt xuống cho mỗi lần xây dựng. Nhiều cây trong số đó có tuổi thọ lên tới 200 năm.

Chi phí cho mỗi lần xây lại tốn tới một tỷ USD. Ngân sách này tới từ những người nộp thuế, các quỹ từ thiện riêng từ các chủ doanh nghiệp, hay thành viên hoàng gia. Toàn bộ lễ nghi, thủ tục cho việc xây lại kéo dài ít nhất khoảng 8 năm. Cùng khám phá đất nước Nhật Bản xinh đẹp và cổ kính với Happytours

Truyền thống cứ 20 năm xây lại các đền có nguồn gốc từ xa xưa khi những ngôi nhà cũ bị phá hủy và phải dựng lại mỗi 20 - 30 năm. Những ngôi nhà này có sàn gỗ cao được nâng lên và có mái tranh. Phần sàn nâng cao để tránh côn trùng và nước, trong khi mái tranh làm giảm áp lực của nước mưa khi chảy thành dòng, mà nhà vẫn mát. Việc xây lại theo định kỳ dần trở thành một phong tục, cuối cùng dẫn tới lễ xây lại đền ở thành phố Ise.

Du khách đến thăm đền Naiku phải đi bộ qua cầu Uji, chỉ có gia đình hoàng tộc mới có thể đi xe qua cầu đến thẳng chính điện. Trên đường đi sẽ có chỗ gọi là "Chozusha", để rửa tay và xúc miệng sạch sẽ trước khi vào viếng đền. Đây là khu vực linh thiêng đối với người Nhật Bản vì thế du khách lưu ý không nên gây ồn ào làm mất vẻ trang nghiêm.

Sưu tầm.

CỔ TRẤN LỆ GIANG – THÀNH VENICE KIỀU DIỄM CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Cổ trấn Lệ Giang đã khiến giấc mơ của những con tim thổn thức trước vẻ đẹp yêu kiều của thành Venice nước Ý như được gần hơn một bước. Từng được ví von là “Venice châu Á” hay “Venice của phương Đông“, du lịch cổ trấn Lệ Giang hẳn là trải nghiệm thực sự nên thử một lần trong đời của mỗi con người.

TRƯƠNG GIA GIƠI - PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN - BỘ ĐÔI SONG TUYỆT

Mùa thu là quãng thời gian Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn đẹp nhất. Từ tháng 9 đến tháng 11, những khu rừng nguyên sinh chuyển màu rực rỡ, với sắc vàng của lá ngân hạnh, sắc đỏ cam của lá phong cùng cảnh sắc kỳ vĩ, muôn hình vạn trạng của Trương Gia Giới, cùng với những nét rêu phong cổ kính ngàn nằm trong những góc phố của Phượng Hoàng cổ trấn, tạo nên một bộ đôi phong cảnh - một tự nhiên, một nhân tạo - song tuyệt.

tour-truong-gia-gioi-phuong-hoang-co-tran-1

BÍ MẬT GIÚP VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH BỀN VĨNH CỬU

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của người Trung Quốc. Thành được xây liên tục từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 bằng đất và đá tùy từng vùng địa lý. Thành được xây để bảo vệ Trung Quốc khỏi sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

KINH NGHIỆM MUA SẮM Ở THÀNH CỔ LỆ GIANG

Du lịch Trung QuốcPhố cổ Lệ Giang, du khách có thể mua rất nhiều hàng hoá, từ quà tặng đến đồ gia dụng. Mọi lứa tuổi đều có thể tìm thấy sản phẩm phù hợp cho mình. Hàng hóa bày bán chủ yếu tập trung vào đồ gỗ, rượu nấu, đồ thủ công bằng vàng bạc, chìa khóa, thổ cẩm dệt tay, chuông gió, trang phục dân tộc, trà puer, ngọc bích và rất nhiều sản phẩm địa phương khác đẹp…

7 KHÁCH SẠN BOUTIQUE TỐT NHẤT HÀ NỘI

Du khách đến Hà Nội có rất nhiều lựa chọn lưu trú, trong đó Boutique Hotel là những khách sạn nhỏ gọn, thường không nhiều hơn 100 phòng và không dưới 10 phòng. Phòng khách sạn được trang trí độc đáo, nghệ thuật với phong cách khác nhau, chứ không đồng nhất như các khách sạn thông thường. Dưới đây là 7 khách sạn kiểu boutique tốt nhất Hà Nội:

CÂY CẦU CAO ĐỘ ÂM KỲ LẠ Ở HÀ LAN

Đài phòng thủ Fort de RoovereHà Lan từng là một điểm phòng thủ từ thế kỷ 17, đường hào West Brabant được đào để bảo vệ pháo đài, thành phố có vùng ngập trũng ở Halsteren, Hà Lan. Hệ thống hào này đủ sâu để ngăn các đội quân xâm lược bằng đường bộ, nhưng cũng đủ nông để không cho tàu bè đi lại được trên đó.

GIẢI MÃ BÍ ẨN "THUNG LŨNG CHẾT" Ở NGA

Ở liên bang Nga có một thung lũng chết mang tên Kamchatka, các nhà khoa học còn gọi nó dưới cái tên “điểm tử thần”. Bất cứ ai đặt chân tới đây đều “lạnh gáy” với núi xương trắng kỳ lạ. Cùng khám phá nước Nga xinh đẹp với Happytours

BAJAU LAUT - BỘ TỘC "NGƯỜI CÁ" KỲ LẠ Ở MALAYSIA

Bajau Laut là một trong những bộ tộc kỳ lạ trên thế giới, nơi cuộc sống người dân quanh năm lênh đênh trên biển và không có quốc tịch. Trên hòn đảo Borneo cách không xa thị trấn Semporna thuộc bang Sabah của Malaysia, bộ lạc tưởng chừng như đã “biến mất” này vẫn tồn tại theo cách riêng của họ.

MỎM NÚI "LƯỠI QUỶ" NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

Trolltunga (Nauy) là một trong mỏm núi đẹp nhất thế giới. Nó còn được gọi với cái tên "Mỏm lưỡi quỷ", bởi hình dáng giống một chiếc lưỡi khổng lồ nhô ra từ vách đá. Bên trên là bầu trời xanh mênh mông và bên dưới là khung cảnh hùng vĩ.


Ngọn Trolltunga cao 1.100 m so với mực nước biển, nhìn như lơ lửng ở khoảng không 700 m so với mặt hồ bên dưới. Cảnh tượng đứng trên chiếc "lưỡi đá" này nhìn xuống hớp hồn mọi du khách và luôn khiến nhiều người ao ước được một lần đặt chân tới đây.

Nếu muốn lên mỏm núi "Lưỡi quỷ", quý khách phải trải qua 6 tiếng leo núi gian khổ. Trước đó là khoảng thời gian xếp hàng để chờ đến lượt mình vì khách rất đông. Sau đó, tất nhiên, quý khách cần mất thêm gần 6 tiếng nữa để xuống núi. Đợt cao điểm, mỏm Trolltunga từng đón 1.839 khách trong ngày đến đây để chụp ảnh. Cùng khám phá đất nước Nauy xinh đẹp với Happytours

Dù vất vả như vậy nhưng để lên được Trolltunga cũng rất đáng. Ở đây phong cảnh ngoạn mục với không khí trong lành, cảnh cao nguyên đá tuyết và hồ băng tuyệt đẹp, núi non hùng vĩ... Thời điểm quý khách có thể thư thả chụp ảnh, tạo dáng ở Trolltunga là lúc 6h. Để làm được điều đó, quý khách sẽ phải leo núi từ đêm, hoặc cắm trại tại đây từ hôm trước.

Sưu tầm.

KHÁM PHÁ NGÔI LÀNG NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI

Nằm sâu trong dãy núi Thái Hành Sơn, trên vách núi dựng đứng cao 200m có một ngôi làng tên là làng Quách Lượng. Đây là ngôi làng được mệnh danh là “làng nguy hiểm nhất hành tinh”. Thậm chí có người còn ví là kỳ quan thứ 9 của thế giới.

NƠI PHỤ NỮ SÙNG BÁI NHỮNG ĐỒ TRANG SỨC LÀM TỪ BẠC

Du lịch Trung Quốc: Những người phụ nữ thuộc dân tộc Miao ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc rất sùng bái các món trang sức làm từ bạc. Theo quan niệm của những người dân địa phương ở đây, một người phụ nữ sẽ không còn là phụ nữ nếu cô ấy thiếu đi các món trang sức bằng bạc.


Vào ngày cưới của mình, những người phụ nữ ở đây mang trên người đến 10 kg trang sức làm từ bạc. Nói về việc này - Guanghui Wu - một người phụ nữ ở đây cho biết: "Mọi cô gái ở đây đều phải có một bộ trang sức bằng bạc để có thể lập gia đình. Mọi người sẽ biết được mức độ giàu có của một người thông qua số bạc cô ấy đeo".

Ngoài dịp kết hôn, trong các dịp khác như đám ma hay Lễ hội mùa xuân khi các cặp đôi công khai chuyện tình cảm, các cô gái cũng đeo rất nhiều đồ trang sức. Để có được số lượng trang sức khổng lồ đó, gia đình của các cô gái đã phải chuẩn bị và thu gom chúng trong suốt 10 năm. Họ tin rằng, nếu con gái của họ có ít bạc hơn những bé gái khác thì sẽ không thể lấy nổi chồng.

Vào ngày cưới của con cháu, những người phụ nữ trung niên hay người già cũng thường xuất hiện trong bộ trang phục màu xanh nhã nhặn. Họ cũng đeo lên người khá nhiều đồ bạc: một chiếc vòng bạc cỡ lớn trên cổ, trên cánh tay là rất nhiều chiếc vòng lớn bé khác. Tuy nhiên, số bạc này "không thấm" vào đâu so với trang sức mà các cô gái trẻ đeo hàng ngày.


Ông Peiyuan - bố của Guanghui Wu - sinh ra ở Hồng Khê, một ngôi làng có truyền thống 100 năm chế tác đồ bạc. Giống như nhiều thợ bạc khác trong làng, cha mẹ Guanghui Wu chuyển tới huyện Khải Lý để mở cửa hàng bán đồ trang sức bạc cho du khách. Trước đây, gia đình họ cũng kiếm sống bằng nghề làm trang sức bạc ở nhà, và bán chúng ở chợ mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, khi chuyển tới thành phố sinh sống, họ kiếm được nhiều tiền hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ mua được nhiều của hồi môn bằng bạc hơn cho con gái.

Ngày nay, dân số của làng Hồng Khê ngày càng ít đi, do thanh niên đều đi khỏi làng thoát ly lập nghiệp. Vì vậy, cư dân trong làng chỉ còn lại trẻ em với người già. Guanghui Wu cho biết, cô muốn nuôi dạy con cái tại nơi mình sinh ra và lớn lên, cũng như tiếp nối nghề truyền thống chế tác bạc của gia đình. Mời quý khách cùng khám phá đất nước Trung Quốc với Happytours

Sưu tầm.