SỰ RA ĐỜI CỦA CUỐN HỘ CHIẾU

Dù đến từ quốc gia nào, thì mọi cuốn hộ chiếu đang lưu hành trên thế giới đều có cùng kiểu dáng, hình dạng và kích thước. Tuy nhiên, màu sắc của chúng có thể khác nhau, và đây là điểm khác nhau duy nhất giữa chúng.


Vào tháng 10/1920, phát minh tại cuộc họp ở Paris, Pháp đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong việc giúp người dân thuận tiện khi đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Đó chính là việc ra đời cuốn hộ chiếu. Sau gần 100 năm hình thành, ngày nay cuốn hộ chiếu vẫn không thay đổi đáng kể so với bản gốc.

Ngày nay, nếu có dịp cầm nhiều cuốn hộ chiếu trên tay, bạn sẽ nhận ra rằng, cho dù thuộc công dân của bất kỳ nước nào thì hình dáng của chúng đều giống nhau. Bên cạnh đó, số trang, kích thước, cách thiết kế, bố trí của mọi cuốn hộ chiếu cũng đều cùng một khuôn mẫu.

Lý do các cuốn hộ chiếu giống nhau là Hội Quốc liên (sau này được thay thế bằng Liên Hợp Quốc), một tổ chức liên chính phủ trong thế chiến thứ nhất được thành lập để duy trì hòa bình thế giới, đã họp tại Paris để bàn về một vấn đề liên quan đến hộ chiếu và thủ tục hải quan. Tại đây, họ đề xuất bộ tiêu chuẩn cho các cuốn hộ chiếu và được 42 quốc gia trong Hội Liên quốc chấp nhận.

Theo đó, hộ chiếu phải có kích thước 15,5 cm x 10,5 cm, với 32 trang. 4 trang đầu tiên nêu chi tiết các thông tin cá nhân của người sở hữu. 28 trang còn lại dành cho dấu xuất, nhập cảnh và visa. Ngoài ra, hộ chiếu phải có bìa cứng, tên quốc gia và quốc huy được in ngay trên bìa.

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, người dân không cần phải có hộ chiếu khi du lịch khắp châu Âu. Đối với họ, việc vượt sang biên giới nước khác là một thủ tục đơn giản. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh, mọi thứ đã thay đổi. Chính phủ châu Âu đã quan tâm đến vấn đề nhập cư và du lịch hơn trước, vì lý do an ninh.

Sau khi chiến tranh kết thúc, việc đi lại giữa các nước được quan tâm nhiều hơn. Mọi người khi ra nước ngoài phải trình bày rất nhiều giấy tờ liên quan, và đôi khi những giấy tờ đó cũng thiếu tính chính xác. Do đó, cuộc họp tại Paris được mở ra là để giải quyết vướng mắc này.

Sưu tầm.