DU LỊCH CÔN MINH MÙA NÀO CŨNG ĐẸP

Côn Minh là nơi giao hòa của vẻ đẹp tự nhiên với vẻ đẹp nhân tạo, của cổ kính hoài niệm lịch sử với hiện đại của đô thị mới. Đến Côn Minh, du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch tuyệt vời, chiêm ngưỡng cảnh sắc tươi đẹp, thả hồn theo vẻ đẹp của thiên nhiên và trải nghiệm những điều mới lạ thú vị.

PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN MỜ ẢO TRONG LÀN SƯƠNG SỚM

Vào mùa đông, dòng Đà giangPhượng Hoàng cổ trấn huyền ảo đầy thơ mộng với làn sương sớm bay mờ ảo trên mặt sông, tạo cho không gian một khung cảnh lãng mạn như trong những bộ phim cổ trang, mà du khách rất khó có thể tìm được ở nơi nào khác trên đất Trung Quốc. Cái lạnh mùa đông xâm lấn vào không gian hoài cổ khiến thời gian như dừng lại trong khung cảnh ảm đạm, u buồn.

TÂY NHẠC HOA SƠN - MỘT TRONG NGŨ NHẠC DANH SƠN

Hoa Sơn nằm cách 120km về phía đông thành phố Tây An - tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - là một trong "Ngũ Nhạc Danh Sơn" gồm: Đông Nhạc: Thái Sơn, Tây Nhạc: Hoa Sơn, Nam Nhạc: Hành Sơn, Bắc Nhạc: Hằng Sơn, Trung Nhạc: Tung Sơn. Hoa Sơn mang trong mình một ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng, như là nơi khởi nguồn của Đạo giáo. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

NÊN ĂN GÌ Ở CỐ ĐÔ TÂY AN?

Ẩm thực tại Tây An rất đa dạng và phong phú với các món ăn truyền thống có từ thời Tần. Qua các triều đại khác nơi đây tích lũy thêm được nhiều món ăn đặc sắc. Đặc điểm chung của ẩm thực Tây An là sử dụng nhiều gia vị như ớt, tỏi, hồ tiêu, giấm… Những món ăn mà du khách nên thử khi ghé thăm cố đô hoa lệ này là:

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN CỦA CỐ ĐÔ TÂY AN

Tây An là thành phố trực thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trước đây, Tây An là một trong bốn kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm khởi đầu và kết thúc ở phía đông của "Con đường tơ lụa" huyền thoại. Người Trung Quốc có câu: "Tìm hiểu lịch sử Trung Quốc 200 trăm đến Bắc Kinh, tìm hiểu lịch sử Trung Quốc 2.000 năm đến Tây An. "

KHÁM PHÁ THÀNH CỔ 600 TUỔI Ở TÂY AN

Thành phố Tây An - thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây - là một trong những kinh đô cổ nhất Trung Quốc. Kinh đô xưa ở Tây An gắn liền với những nhân vật như Tần Thủy Hoàng, Đường Minh Hoàng, Võ Tắc Thiên... Thành cổ Tây An được Chu Nguyên Chương, vị vua đầu tiên của nhà Minh xây dựng, đến nay đã có lịch sử hơn 600 năm. Tường thành cao 12m, chân tường dày 18 m, trên bề mặt rộng 12-14m, chu vi 13,74 km với một hào sâu bao quanh. Cứ 120m lại có 1 tháp canh, tổng cộng 98 cái.

TÌM HIỂU "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA" HUYỀN THOẠI

"Con đường tơ lụa" là một hệ thống các con đường liên kết với nhau phục vụ cho việc buôn bán từ hàng nghìn năm trước, nối châu Á với châu Âu - hay cách nói khác là nối giữa phương Đông và phương Tây. "Con đường tơ lụa" dài khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km, bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Về phía đông, nó kéo sang cả Triều TiênNhật Bản.

PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN MÙA ĐÔNG SÂU LẮNG ĐÔNG CỨNG CON TIM

Phượng Hoàng cổ trấn đã được xây dựng từ cách đây hàng nghìn năm, bên bờ dòng Đà Giang thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Dù đã cả nghìn năm tuổi, nhưng đến nay trấn cổ vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp kiến trúc, văn hóa và nhịp sống xưa. Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ là niềm tự hào của người dân huyện Phượng Hoàng, mà là của cả đất nước Trung Quốc. Vẻ đẹp của Phượng Hoàng cổ trấn vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm hút hồn biết bao du khách.

KHÁM PHÁ TỨ ĐẠI PHẬT SƠN CỦA TRUNG QUỐC

Là một đất nước rộng lớn, Trung Quốc có rất nhiều dãy núi nổi tiếng với những đỉnh cao chót vót. Xét độ nổi tiếng về hình thức có "Ngũ Nhạc Danh Sơn" (Tung Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn, Hằng Sơn và Hàng Sơn). Xét về độ nổi tiếng gắn với đạo Giáo có "Tứ Đại Giáo Sơn". Xét về độ nổi tiếng gắn với Phật giáo có "Tứ Đại Phật Sơn".

TÙNG TÁN CÁN BỐ - NGƯỜI KHỞI NGUỒN CHO PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Cho đến giữa thế kỷ 7, Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) trở thành lãnh đạo của vương quốc Tây Tạng hùng mạnh xuất phát từ thung lũng sông Yarlung Tsangpo. Sau đó, ông thành hôn với công chúa Bhrikuti của Nepal và công chúa Wencheng của nhà China. Cùng với hai người này chấn hưng vương quốc, đất nước của ông càng mạnh thêm nữa.

VÀO MÙA XUÂN Ở TRUNG QUỐC ĐIỂM NÀO NGẮM HOA ĐÀO LÝ TƯỞNG NHẤT?

Vào mùa xuân, ở Bắc Kinh và nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc, các loài hoa đua nhau nở rộ. Đặc biệt trong số đó là hoa đào - loài hoa biểu tượng của mùa xuân. Đào hồng, đào tím, đào trắng đua nhau nở rộ ở Bắc Kinh và nhiều khu du lịch nổi tiếng khác, khiến bước chân du khách như níu lại vì cảnh sắc quá đẹp.

NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT NỔI TIẾNG CỦA TRUNG QUỐC

Trung Quốc là một đất nước vừa có lịch sử lâu đời, vừa rộng lớn và là đông dân nhất thế giới, nên văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lớn của thế giới, thậm chí văn hóa nước này còn định hình văn hóa các nước xung quanh. Các chương trình nghệ thuật thì khỏi phải nói, có quy mô hoành tráng, cực kỳ công phu và bài bản, nên được thưởng thức những chương trình nghệ thuật dưới đây sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời của du khách:

LHASA - THÀNH PHỐ CỦA NẮNG NHƯNG ĐẦY BÍ ẨN

Với địa hình bằng phẳng và khí hậu dễ chịu, thành phố Lhasa - thủ phủ của tỉnh tự trị Tây Tạng - không phải chịu mùa đông khắc nghiệt và mùa hè nóng bỏng, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 8⁰C (43⁰F). Với vị trí của mình, thành phố có khoảng 3.000 giờ nắng hàng năm, nhiều hơn hẳn các thành phố khác trên thế giới, do đó đôi khi còn được gọi là "thành phố ánh nắng".

LHASA – THỦ ĐÔ ĐẶC BIỆT HẤP DẪN CỦA TÂY TẠNG

Lhasa – thủ phủ tôn nghiêm của Tây Tạng. Lhasa là thủ đô tôn giáo và hành chính của Tây Tạng kể từ giữa thế kỷ 17, và hiện nay là thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng. Lhasa nằm dưới chân đỉnh Gephel, với nhiều địa điểm văn hóa quan trọng của Phật giáo Tây Tạng như cung điện Potala, đền Jokhang, và tu viện Norbulingka. Lhasa là một thành phố tôn giáo tự trị độc lập, còn được biết đến với cái tên "thành phố ánh sáng", bởi đây là nơi ánh sáng mặt trời chiếu rọi nhiều hơn bất kỳ nơi nào thế giới.

Lhasa-thu-do-tay-tang