LHASA – THỦ ĐÔ ĐẶC BIỆT HẤP DẪN CỦA TÂY TẠNG

Lhasa – thủ phủ tôn nghiêm của Tây Tạng. Lhasa là thủ đô tôn giáo và hành chính của Tây Tạng kể từ giữa thế kỷ 17, và hiện nay là thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng. Lhasa nằm dưới chân đỉnh Gephel, với nhiều địa điểm văn hóa quan trọng của Phật giáo Tây Tạng như cung điện Potala, đền Jokhang, và tu viện Norbulingka. Lhasa là một thành phố tôn giáo tự trị độc lập, còn được biết đến với cái tên "thành phố ánh sáng", bởi đây là nơi ánh sáng mặt trời chiếu rọi nhiều hơn bất kỳ nơi nào thế giới.

Lhasa-thu-do-tay-tang

Lhasa và vùng xung quanh bao phủ một diện tích gần 30.000km². Khu trung tâm thành phố rộng 544km² và có dân số 500.000 người, trong đó 250.000 sống trong khu vực nội thành. Lhasa là nơi ở của người Tạng, người Hán, người Hồi, và nhiều sắc dân khác, nhưng nhóm người Tạng chiếm tới 87%. Là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng, gần nửa dân số của thành phố là các nhà sư. Nằm ở đáy của một lưu vực nhỏ bao quanh bởi các dãy núi, Lhasa nằm trên độ cao 3.650m so với mực nước biển, thuộc trung tâm của cao nguyên Tây Tạng.

Lhasa-thu-do-tay-tang-9

Những dãy núi xung quanh thành phố cao đến 5.500m. Dòng Kyi (hay Kyi Chu), một nhánh của sông Yarlung Zangbo, chảy xuyên qua thành phố. Sông Lhasa bên cạnh thành phố được người địa phương biết đến như là "những đợt sóng xanh reo vui". Nó chảy qua những đỉnh núi tuyết phủ và những suối nhỏ trong dãy núi Nyenchen Tanglha, dài 315 km, cuối cùng đổ vào sông Yarlung Zangbo tại Qüxü, tạo thành một khu vực có phong cảnh tráng lệ. Khám phá vùng đất Tây Tạng với Happytours.vn

Trích sách "Tây Tạng huyền bí và nghệ thuật sinh tử" của Đặng Hoàng Xa.